AirTag giúp người dùng tìm kiếm đồ vật dễ dàng hơn nhưng đồng thời công cụ này cũng đang bị kẻ xấu sử dụng với mục đích bất chính. Bằng cách gắn AirTag vào hành lý hoặc ví,ịkiệnvìAirTagbịkẻxấulợidụnổ hũ người dùng có thể theo dõi vị trí của món đồ thông qua ứng dụng Find My. Bởi vì AirTag sử dụng hàng triệu thiết bị khác của Apple làm điểm tham chiếu nên có độ chính xác khá cao. Nhờ kích cỡ nhỏ gọn và mức giá phải chăng (29 USD), kẻ xấu có thể dễ dàng bỏ AirTag vào túi xách, túi áo quần, xe hơi của đối tượng. Cảnh sát Mỹ cho biết những kẻ trộm thường giấu AirTag trong các chiếc xe đắt tiền để lên kế hoạch cướp xe.
Năm 2022, Lauren Hughes - một trong 37 người khởi kiện Apple cho biết đã bị theo dõi bằng AirTag. Bạn trai cũ của Lauren Hughes đã gắn một chiếc AirTag bên trong bánh xe hơi để tìm vị trí, khách sạn và nhà mới của cô.
Trước đó, một người phụ nữ giấu tên nói với CBS News rằng ai đó đã nhét AirTag vào áo khoác của cô tại một quán bar ở New York (Mỹ) vào tháng 1.2022.
Bằng cách lợi dụng công nghệ, kẻ xấu có thể nắm được thông tin vị trí theo thời gian thực của nạn nhân. Nếu vị trí của nạn nhân liên tục bị tiết lộ cho kẻ xấu thì họ không còn cách nào chạy trốn.
Vào năm 2022, Apple từng cảnh báo người dùng không sử dụng thiết bị này để theo dõi người khác mà không có sự đồng ý vì đây là hành vi bất hợp pháp. Các phụ kiện như AirTag và AirPods sẽ cảnh báo người dùng nếu chúng được ghép nối với một thiết bị không thuộc về họ. AirTag sẽ hiển thị thông báo nếu người dùng đang di chuyển với AirTag không phải của mình. Từ tháng 6.2021, Apple cho biết AirTag sẽ phát ra tiếng bíp ngẫu nhiên trong khoảng thời gian từ 8 - 24 giờ sau khi tách khỏi chủ sở hữu và bổ sung tính năng giúp vô hiệu hóa các AirTag lạ.
Tuy nhiên, những biện pháp an toàn này có thể vẫn chưa đủ. Theo KGET, bốn người đã lợi dụng AirTag để theo dõi và giết một người phụ nữ 61 tuổi ở California (Mỹ). Trong một trường hợp khác, một người phụ nữ ở Indiana (Mỹ) sử dụng AirTag theo dõi bạn trai và giết anh ta sau khi nghi ngờ bị lừa dối, theo USA Today.